Welcome to A2T
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Welcome to A2T

Cùng nhau mở cánh cửa trái tim. Cho vào đó những khung trời kỉ niệm. Dù mai này có chia xa cách biệt. Thì kí ức học trò vẫn mãi trong tim.
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Latest topics
» Mechanisms Of Drug Toxicity
Đọc Văn Học Nhật, Nghĩ Về "Bệnh" Của Ta EmptyThu Aug 04, 2011 8:36 am by Khách viếng thăm

» Patient Feedback On Diet Medicine
Đọc Văn Học Nhật, Nghĩ Về "Bệnh" Của Ta EmptyMon Aug 01, 2011 4:23 am by Khách viếng thăm

» Pediatric Emergency Medicine Associates Atlanta
Đọc Văn Học Nhật, Nghĩ Về "Bệnh" Của Ta EmptyThu Jul 28, 2011 11:37 pm by Khách viếng thăm

» slideshow A2T
Đọc Văn Học Nhật, Nghĩ Về "Bệnh" Của Ta EmptyFri Jun 12, 2009 10:21 am by tanpopo

» Ảnh của đại gia đình 10a2 đây!!! Mại dzô mại dzô!!!!!!
Đọc Văn Học Nhật, Nghĩ Về "Bệnh" Của Ta EmptyTue May 26, 2009 2:42 pm by funny_prince

» một số chương trình miễn phí
Đọc Văn Học Nhật, Nghĩ Về "Bệnh" Của Ta EmptySun May 17, 2009 7:26 pm by LazyBoy

» finding G2
Đọc Văn Học Nhật, Nghĩ Về "Bệnh" Của Ta EmptySun May 17, 2009 7:17 pm by LazyBoy

» CUỘC ĐỜI HỌC SINH
Đọc Văn Học Nhật, Nghĩ Về "Bệnh" Của Ta EmptySun May 17, 2009 6:51 pm by monitor_a2t

» Nói Với Ấy Về Tình Bạn
Đọc Văn Học Nhật, Nghĩ Về "Bệnh" Của Ta EmptyWed Apr 29, 2009 7:53 pm by monitor_a2t

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search

 

 Đọc Văn Học Nhật, Nghĩ Về "Bệnh" Của Ta

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
tanpopo
Admin
Admin
tanpopo


Zodiac : Pisces

Tổng số bài gửi : 87
Points : 141
Reputation : 4
Registration date : 12/03/2009
Age : 31
Đến từ : Nơi bắt đầu của ngọn lửa tình bạn

Đọc Văn Học Nhật, Nghĩ Về "Bệnh" Của Ta Empty
Bài gửiTiêu đề: Đọc Văn Học Nhật, Nghĩ Về "Bệnh" Của Ta   Đọc Văn Học Nhật, Nghĩ Về "Bệnh" Của Ta EmptyWed Mar 18, 2009 8:41 pm

Haruki Murakami là một trong những chiếc chìa khóa để bước vào thế giới văn học đương đại. Còn Banana Yoshimoto là cây viết cô đọng tinh túy từng khoảnh khắc của cuộc sống. Không phải trước đây chưa từng có bản dịch nào của hai tác giả này xuất hiện tại Việt Nam. Vì sao đến tận bây giờ, độc giả mới quan tâm đến hai tên tuổi lớn này? Liệu chúng ta có quá thờ ơ, nhạt nhẽo và mắc căn bệnh “tôn sùng những cái đã có”?

Sáng 17/3, tại Hà Nội, trong khuôn khổ cuộc hội thảo “Thế giới của Haruki Murakami và Banana Yoshimoto” (do Công ty Văn hóa truyền thông Nhã Nam, Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội và Trung tâm Văn hóa Việt Nhật - Đại học Ngoại thương đồng tổ chức), rất nhiều câu hỏi về việc đọc văn học và phê bình văn học đã được đặt ra.

Thiếu trí tưởng tượng là... có tội

Đó là ý kiến của nhà văn, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu, người tôn sùng tinh thần chơi đùa và trí tưởng tượng được thể hiện bằng đam mê mãnh liệt của Haruki Murakami.

Ông cho rằng, với cách viết những chuyện tân kỳ nhưng hoàn toàn có thật đang xảy ra hàng ngày trên mảnh đất Nhật hiện đại (chứ không chỉ kể chuyện về áo Kimono và hoa Anh đào), Murakami đã không lừa dối độc giả bằng những hư ảnh đã cũ rích của truyền thống mà dầy công kiến tạo nên một hiện thực tươi mới đáng tin cậy.

Con người của xã hội hiện đại đã bị các phương tiện truyền thông nhồi nhét một lượng thực tại đáng kể hàng ngày. Trí tưởng tượng ngày càng trở nên ít ỏi. Với Murakami, như thế là có tội, bởi vì mất đi trí tưởng tượng, cuộc sống sẽ nghèo nàn biết bao.

Và, cái thế giới rất đỗi huyền ảo, vô cùng dịu dàng của Murakami (dường như chỉ tồn tại trong các giấc mơ) đã trở thành hiện thực đẹp nhất trong lòng độc giả ở hơn ba mươi nước có dịch sách của ông.

Dịch giả Cao Việt Dũng cho rằng những câu chuyện của Murakami có rất nhiều yếu tố bí ẩn, song được tiết chế và được giải thích, khiến người đọc chấp nhận như một lẽ hiển nhiên.

Kháng cự lại cách viết sáo mòn của văn chương nói chung và văn học Nhật nói riêng, Murakami đã đưa câu chuyện đến gần người đọc, với biệt tài tôn vinh nội dung, đi ngược lại đường lối coi “chuyện” không quan trọng mà “truyện” mới là yếu tố hàng đầu.

Cùng với tên tuổi lớn M. Kundera, Haruki Murakami viết về giới trẻ và ở trong lòng giới trẻ. Ông là một trong những chìa khóa để mở cánh cửa thế giới văn học đương đại, để độc giả có thể khám phá những chân lý giản đơn nhưng sâu sắc nhất của đời sống con người.

Nói như nhà văn Nhật Chiêu thì trong thời đại ngày nay, khi mà cả thế giới mở cửa hội nhập, rất cần những con người có đủ - nhân - cách, để có thể làm một - người - lớn khi bước ra biển nhân gian.

Với những mỹ cảm tinh tế đồng điệu khi đọc truyện của Banana Yoshimoto, nhà phê bình văn học Nguyễn Chí Hoan cho rằng: “Cái sinh tồn như thế, xét cho cùng, là bởi sự thiếu hụt hay đầy đủ của những điều có thể và không thể, cảm nhận và thực hiện qua từng khoảnh khắc của thời gian đang luôn ngắn lại. Cô đặc và chia nhỏ đến thế, ta tìm dần đến ý nghĩa của cuộc đời”.

Độc giả hời hợt?

Tuy nhiên, trước đây, không phải là chưa từng có bản dịch nào các tác phẩm của hai nhà văn trên. “Kitchen” của Banana và “Rừng Na – uy” của Murakami đều đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt cách đây mười năm. Vì sao, phải chờ tới tận bây giờ, người đọc Việt mới quan tâm đến các tên tuổi lớn này?

Thêm một trường hợp rơi hút vào “hố đen quên lãng” nữa là tiểu thuyết “Người đọc” (Bearnhard schlink - dịch giả Lê Quang). Cuốn sách nhỏ này được đánh giá là một kiệt tác của văn học Đức và đã được dịch ra trên 40 thứ tiếng. Vì sao độc giả Việt lại thờ ơ với cuốn sách đến vậy?

Liệu có phải chúng ta đang sống trong một thời đại của sự hời hợt? Hay chúng ta mắc căn bệnh “phát hiện những cái đã có” và “tôn sùng những giá trị đã được khẳng định”?

“Cầm lên một cuốn sách mà không biết tác giả của nó là ai? Đã từng có những thành tựu gì? Liệu mỗi người-đọc-chuyên-nghiệp như chúng ta có đọc một cách thật sự cẩn thận, tìm tòi và khám phá? Đừng mắc căn bệnh tán tụng những cái đã có, cần phải nói rằng, các nhà phê bình văn học sẽ đóng một vai trò khá lớn trong việc làm thế nào để người đọc “biết đọc” hơn” - Đó là tâm trạng bức xúc của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên.

Dám đối diện với lịch sử và hiện thực – đó là đạo đức của người cầm bút như Murakami. Dám đối diện với những sự thật trong câu chuyện của Murakami, đọc thật lòng và cảm nhận trở lại tâm hồn của chính mình, người đọc sẽ vượt qua những quãng tăm tối, vươn tới vùng ánh sáng.
Về Đầu Trang Go down
http://yobanbe.zing.vn/tanpopo_yamazaki73
Anh-xtanh
Thành Viên Cấp 1
Thành Viên Cấp 1
Anh-xtanh


Zodiac : Leo

Tổng số bài gửi : 14
Points : 27
Reputation : 0
Registration date : 15/03/2009
Age : 30
Đến từ : If I die, I will become a star

Đọc Văn Học Nhật, Nghĩ Về "Bệnh" Của Ta Empty
Bài gửiTiêu đề: Cám ơn   Đọc Văn Học Nhật, Nghĩ Về "Bệnh" Của Ta EmptyMon Mar 23, 2009 9:34 pm

Cám ơn mày nhiều nha như. nhờ mày mà tao biết thêm được vài kiến thức mới
Về Đầu Trang Go down
tanpopo
Admin
Admin
tanpopo


Zodiac : Pisces

Tổng số bài gửi : 87
Points : 141
Reputation : 4
Registration date : 12/03/2009
Age : 31
Đến từ : Nơi bắt đầu của ngọn lửa tình bạn

Đọc Văn Học Nhật, Nghĩ Về "Bệnh" Của Ta Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đọc Văn Học Nhật, Nghĩ Về "Bệnh" Của Ta   Đọc Văn Học Nhật, Nghĩ Về "Bệnh" Của Ta EmptyMon Mar 23, 2009 9:44 pm

mún cảm ơn tao tì nhấn nút cảm ơn đi mài
ko cần nói nhìu làm jì đâu
Về Đầu Trang Go down
http://yobanbe.zing.vn/tanpopo_yamazaki73
Sponsored content





Đọc Văn Học Nhật, Nghĩ Về "Bệnh" Của Ta Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đọc Văn Học Nhật, Nghĩ Về "Bệnh" Của Ta   Đọc Văn Học Nhật, Nghĩ Về "Bệnh" Của Ta Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Đọc Văn Học Nhật, Nghĩ Về "Bệnh" Của Ta
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Đề nghị cho biết thang điểm nào
» Ngày Bùn Nhất - Bảo Thy

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Welcome to A2T :: HỘI NHÓM :: Thời Sự Và Suy Nghĩ-
Chuyển đến